Hotline 24/7
0986.764.859Chat với khách hàng là hoạt động mà các anh/chị đang thực hiện mỗi ngày để thuyết phục khách mua sản phẩm. Chính vì vậy mà kỹ năng chat với khách sao cho khách dễ dàng mua hàng và yêu quý tiệm của mình hơn là điều rất quan trọng. Qua bài viết này, em Thơm sẽ chia sẻ cùng anh/chị bí quyết chat hiệu quả với khách hàng mà em Thơm đã ngâm cứu rất lâu nhé!
Chuyên nghiệp là điều tốt nhưng chuyên nghiệp quá thì sẽ thành cứng nhắc anh/chị à. Mình kinh doanh đồ ăn thì việc tạo cảm giác thân thiết, gần gũi với khách là rất cần thiết. Vì vậy khi chat anh chị hãy đặt mình như một người bạn đang trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Mình có thể thêm các từ ngữ thân mật như “chị yêu", “khách yêu",...và nói chuyện sao cho mềm mại, dễ thương. Ví dụ:
Dạ, chị yêu ăn thử món bánh tráng trộn nhà em nhé, khách nhà em cực mê món này ạ, không ngon không lấy tiền lun ạ!
Tuy nhiên, anh/chị lưu ý là mình cũng đừng quá nghiệp dư, gần gũi nhưng đừng quá suồng sã. Các câu hỏi của mình phải lịch sự và thể hiện sự tôn trọng khách bằng việc luôn đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, không hỏi không nói trống không nhé!
Nhiều anh/chị cài tin nhắn mẫu cho page hoặc viết sẵn kịch bản trả lời khách nên thành ra việc chat bị cứng nhắc. Anh/chị ơi, hãy nhớ khách hàng là con người chứ không phải máy móc, nên việc trò chuyện với họ không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì vậy khi chat với khách anh chị hãy tuỳ theo từng trường hợp mà có sự tuỳ cơ ứng biến, sao cho khách không cảm thấy mình đang chat với một cái máy là được ạ.
Khách hàng rất thích được đối xử đặc biệt, nên việc khi chat mình gọi tên khách hàng cũng sẽ khách cảm thấy thích thú và mình cũng dễ thuyết phục họ hơn. Anh/chị có thể gọi tên khách theo cách: Chị Dung ơi, em gửi chị thông tin món xxx ạ hoặc: Em cảm ơn chị Dung nhiều.
Việc sử dụng tên khách hàng trong cuộc hội thoại chắc chắn sẽ khiến khách cảm thấy thân mật hơn với tiệm của mình, nên anh chị đừng bỏ qua nhé!
Thay vì chỉ tập trung vào các ưu điểm chung chung của món ăn , hãy giúp khách hàng hiểu được lợi ích cụ thể mà họ sẽ nhận được khi trải nghiệm món ăn của anh/chị. Điều này tạo ra một kết nối trực tiếp giữa món ăn và nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng.
Ví dụ: Mình hỏi khách có thích ăn cay không, nếu khách nói là có thì mình làm rõ hơn cho khách hiểu: Dạ nếu chị thích ăn cay thì món này rất phù hợp ạ vì món này có vị cay tê, độ cay có thể điều chỉnh theo sở thích của chị ạ.
Trong mỗi tin nhắn, anh/ chị hãy truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu và không lan man. Tránh sử dụng những từ phức tạp, những từ quá chuyên môn mà khách hàng có thể không hiểu. Mảng đồ ăn khách không thích những thông tin dài dòng, cồng kềnh nên hãy rõ ràng và súc tích nhất có thể anh chị nhé!
Em Thơm hy vọng 5 lưu ý trên đây sẽ giúp anh/chị chat với khách hàng hiệu quả hơn, anh/chị nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ em Thơm nhé! Em Thơm luôn sẵn lòng giúp anh chị giải đáp ạ!
Bình luận của bạn cho 5 lưu ý quan trọng khi chat giúp khách “ưng ngay cái bụng”, dễ dàng chốt đơn
Thông tin được ẩn và bảo mật